Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cừu ninh thuận MỚI NHẤT
[giaban]40,000 đ[/giaban]


[tomtat]
Nội dung tóm tắt đang cập nhật ...
[/tomtat]


[chitiet]
Nuôi cừu hay chăn nuôi cừu là việc thực hành chăn nuôi các giống cừu nhà. Cừu là loài dễ nuôi, khả năng tận dụng thức ăn rất cao, chịu đựng kham khổ và chống chịu bệnh tật tốt. Khối lượng cừu trưởng thành khá lớn, con đực đạt 52 kg, con cái đạt 35 kg. Thịt cừu ngon, giàu chất dinh dưỡng lại ít mỡ, hàm lượng cholesteron thấp cộng thêm tâm lý cừu chỉ ăn cỏ nên sạch vì thế thịt cừu đang được người tiêu dùng nhiều nơi lựa chọn. Hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn kỹ thuật nuôi cừu ninh thuận chuyên sâu giúp các bạn dể hiểu nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào không hiểu các bạn có thế liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại 0938 897 099 để được tư vấn nhé. 
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cừu ninh thuận
Cừu ninh thuận đi ăn
Công Ty Giống Tiến Đạt chúng tôi chuyên cung cấp các loại dê giống, cừu giống và hạt giống cỏ chăn nuôi giá rẻ nhất uy tín chất lượng giao hàng toàn quốc.

>>>Xem thêm bảng giá cừu MỚI NHẤT : https://www.muabandegiongcuugiong.com/2019/06/gia-de-giong-cuu-giong-tot-nhat.html

Liên hệ ngay để được giá tốt nhất : 0938.897.099 A. vinh

I/ CHỌN CỪU GIỐNG

1.Nên chọn cừu cái cao sản làm giống có ngoại hình như sau:

– Đầu và mặt: Chọn cừu cái có đầu to vừa phải. Mặt dài thanh tú. Trán rộng. Tốt nhất nên chọn cừu trọc (không sừng) mà nuôi. Cừu trọc tính hiền, không cạy phá xeo nạy làm hư hỏng vách chuồng…

– Cổ: Cổ tròn và dài (cổ ngẳng).

– Ngực: Ngực sâu và rộng.

– Thân mình: Nên chọn cừu cái dài đòn (đẻ sai) và lưng thẳng mới tốt.

– Hông và mông: Hông phải rộng và mông thật nở nang (dễ đẻ).

– Bộ lông: Mịn và mềm mại (sắc lông ra sao không thành vấn đề).

– Bốn chân: Chân trước cũng như chân sau phải thẳng đứng, cứng cáp, chắc khỏe, các móng không bị thương tật mới tốt.

– Bụng: Nở nang (tránh chọn cừu cái bụng thon nhỏ).

– Âm hộ: Nhẵn nhụi, nở nang, không bị thương tật.

cừu cái sinh sản
Cừu cái sinh sản
– Bầu vú: Chọn cừu có vú da (bầu vú mềm mại, tròn trịa, khi không căng sữa thì bầu vú bèo nhèo một túm da, chứ bầu không căng cứng như vú thịt), cho nhiều sữa. Núm vú to vừa phải và đều nhau. Dưới dụng cừu nổi lên nhiều gân sữa và gân sữa càng ngoằn ngoèo, càng nhiều đoạn gấp khúc càng tốt. Với cừu cái tơ, gân sữa lặn dưới lớp da bụng, phải sờ mới biết được

2. Nên chọn cừu đực cao sản làm giống có ngoại hình như sau:

– Đầu to vừa phải.

– Trán rộng.

– Cổ tròn, bạnh và ngắn.

– Ngực to, ức rộng.

– Bốn chân chắc khỏe, đùi và mông nở nang.

– Bụng thon nhỏ (cừu đực bụng phệ khả năng phối giống kém).

– Bìu dái không thòng, hai dái to và đều nhau mới tốt.
Cừu đực giống
Cừu đực giống
Tóm lại, chọn cừu đực giống rất cần đến sự kiên tâm trì chí, và luôn luôn khắt khe với sự chọn lựa của mình. Sự xuề xòa dễ dãi trong khâu chọn lựa dễ dẫn đến thất bại…

II/ CHUỒNG TRẠI NUÔI CỪU

+ Cao ráo, thông thoáng, sáng sủa, không có gió lùa, tránh được mưa, nắng hắt trực tiếp vào, mùa hè mát, mùa đông ấm, có sân chơi bằng phẳng và có máng uống.

+ Diện tích cần bảo đảm cho mỗi đàn cừu là: đực giống 1,5-2,0m2, cái sinh sản 1,3-1,5m2, cái tơ 0,6m2.

+ Nên làm chuồng kiểu sàn, mặt sàn cách mặt đất chừng 0,6-1,0m đủ chiều cao để quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5cm. Bố trí máng ăn sát mặt ngoài sàn để cừu thò đầu ra ăn (mặt trước chuồng).
Chuồng trại nuôi cừu ninh thuận
Chuồng trại nuôi cừu ninh thuận
Lưu ý :
  • Hạn chế thả cừu ngoài trời mưa, thời điểm này cần để cừu trong chuồng trại cho ăn
  • Hằng tháng tiêm thuốc bổ như thuốc catosal... và canxi cho cừu sinh sản vào mùa khô hạn
  • Cừu đực nuôi lấy thịt nhốt riêng tránh quạy phá hư chuồng trại

III/ CHĂM SÓC CỪU

- Cừu đẻ trung bình 1,55 lứa/năm. Mỗi lứa được 1-2 con, cũng có con đẻ ba con/lứa, sinh sản tập trung trong thời gian ngắn, tính trung bình, mỗi năm cừu sinh sản 2 lứa, mỗi lứa chỉ có một con, nhưng sinh sản tập trung trong thời gian ngắn.

- Khi đẻ là đẻ đồng loạt nên không tốn nhiều công chăm sóc con nhỏ. Cừu là gia súc có thời gian sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 8 - 9 tháng là bắt đầu sinh.
Hình ảnh trước khi đẻ ra cừu con
Hình ảnh trước khi đẻ ra cừu con
* Trước khi đẻ

- Chu kỳ động dục cừu cái là 16 - 17 ngày. Sau khi phối giống, qua 16 - 17 ngày không thấy động dục trở lại là cừu cái có chửa.
 )
- Căn cứ vào ngày phối giống để chú ý đỡ đẻ cho cừu ( Cừu mang thai 146 - 150 ngày ) để chú ý đỡ đẻ cho cừu, tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu con.

- Cừu cái chửa cho ăn thêm thức ăn tinh, rau cỏ non tránh thức ăn bẩn lâu ngày

- Khi có dấu hiệu sắp đẻ như bầu vú căng, xuống sữa, âm hộ sưng to, cào bới sàn… thì nhốt riêng, chuẩn bị cỏ tươi và ổ răm cho cừu đẻ.

* Sau khi đẻ

- Thông thường cừu nằm đẻ nhưng cũng có trường hợp cừu đứng đẻ, cho nên theo dõi thời gian đỡ đẻ để cừu con sơ sinh khỏi bịa rớt mạnh.

- Sau khi cừu đẻ, dùng khăn mềm, sạch, ẩm để lau nước nhầy ở miệng, mũi cho cừu con để cừu dể thở đồng thời dùng kéo cắt lấy dây buộc rốn (cách rốn 5 - 6 cm) vứt bỏ tránh cừu ăn lại

- Đẻ xong, cừu mẹ khát nước nhiều, pha nước đường 1% + muối 0,5% cho cừu mẹ uống thoải mái.
Sau khi đẻ cừu mẹ liếm cừu con cho khô
Sau khi đẻ cừu mẹ liếm cừu con cho khô
IV/ CHĂM SÓC CỪU

Sau khi sinh ra, cừu con cần được bú sữa đầu là sữa chứa nhiều dinh dưỡng và giúp cho cừu sau này chống chịu được bệnh tật.

Trong 10 ngày đầu sau đẻ cho cừu con bú mẹ tự do; 11 - 20 ngày tuổi, cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, đồng thời tập cho cừu con ăn thức ăn tinh, rau cỏ xanh; 80 - 90 ngày tuổi, cho cừu con cai sữa.

Sau khi đẻ cừu con đang bú sữa mẹ
Sau khi đẻ cừu con đang bú sữa mẹ
Cừu nuôi thịt:

Gồm các cừu đực đã cai sữa và con giống loại thải. Cừu nuôi bán thịt phải nhốt riêng, tránh quậy phá đàn, hư hỏng chuồng trại. Trước khi xuất chuồng 2 tháng cho ăn khẩu phần tăng cường để tăng trọng lượng lúc bán. Thức ăn bổ sung có thể là thức ăn tinh, cỏ, rau xanh, củ quả, phụ phẩm nông nghiệp...

Phòng, trị bệnh

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh an toàn sinh học cho cừu:

- Chuồng nuôi bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hàng ngày. Sát trùng định kỳ 1 lần/tháng bằng vôi hoặc Dipterex.

- Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn hôi mốc

- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho cừu như lở mồm long móng 2 lần/năm

- Tiêm phòng Tụ huyết trùng 2 lần/năm và một số bệnh khác.

- Định kỳ tắm chải cho cừu sạch sẽ (mùa hè 2 - 3 lần/tháng, mùa đông khi nắng ấm).

- Máng nước uống phải sạch sẽ và đủ nước sạch.

- Định kỳ tẩy giun sán 1 năm 3 lần.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cừu ninh thuận MỚI NHẤT

Công Ty Giống Tiến Đạt chúng tôi chuyên cung cấp các loại dê giống, cừu giống và hạt giống cỏ chăn nuôi giá rẻ nhất uy tín chất lượng giao hàng toàn quốc.

>>>Xem thêm bảng giá cừu MỚI NHẤT : https://www.muabandegiongcuugiong.com/2019/06/gia-de-giong-cuu-giong-tot-nhat.html

Liên hệ ngay để được giá tốt nhất : 0938.897.099 A. vinh
[/chitiet]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm