[tintuc]

Nghề nào cũng có thể làm giàu, cừu cũng không ngoại lệ, nghề nuôi cừu cần sự chăm chỉ, vượt khó, siêng năng, cần cù, ham học hỏi, hiểu biết thị trường. Nếu bạn là người chăn nuôi thích làm giàu tại quê hương của mình thì các kiến thức dưới đây sẽ giúp ích cho bạn

I/ Nuôi cừu ở miền bắc 

Ở nước ta cừu được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía nam. Ở miền bắc, nuôi cừu tập trung ở Ninh Thuận. Cùng chúng tôi tìm hiểu về tình hình chăn nuôi cừu.

Nhu cầu tiêu dùng tăng dẫn tới tăng nhu cầu chăn nuôi cừu của nông dân trên cả nước. Từ năm 1998, Trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây đã đưa cừu Phan Rang từ Ninh Thuận ra miền Bắc nghiên cứu khả năng thích nghi của chúng ở một số tỉnh với mong muốn góp phần làm thay đổi cơ cấu vật nuôi ở miền Bắc, tăng nguồn thu nhập cho các hộ nông dân. Sau 10 năm nghiên cứu, cừu Phan Rang đã chứng tỏ khả năng thích nghi tốt của mình ở vùng Đông Bắc và đồng bằng sông Hồng. Đề tài đã được Viện Chăn nuôi Quốc gia và Cục Chăn nuôi công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật. Điều này có nghĩa là con cừu đã có một chân trời mới.
Nuôi cừu làm giàu ở miền bắc
II/ Làm giàu từ nuôi cừu ở miền bắc 

Cừu có tính bầy đàn cao nên dễ quản lý, chúng thường đi kiếm ăn theo đàn nên việc chăm sóc và quản lý rất thuận lợi. Chúng cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc. So với chăn nuôi bò thì chúng là vật nuôi dễ tính hơn, thức ăn của chúng rất đa dạng, thức ăn của chúng là những loại không cạnh tranh với lương thực của người. Chúng là động vật có vú ăn rất nhiều cỏ.

 Hầu hết chúng gặm cỏ và ăn các loại cỏ khô khác, tránh các phần thực vật có gỗ nhiều. Chúng có chế độ hoạt động ban ngày, ăn từ sáng đến tối, thỉnh thoảng dừng lại để nghỉ ngơi và nhai lại. Đồng cỏ lý tưởng cho chúng như cỏ và cây họ đậu. Khác với thức ăn gia súc, thức ăn chính của chúng trong mùa đông là cỏ khô.

Chúng là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn bao gồm thức ăn thô xanh các loại như: rơm cỏ tươi, khô, rau, củ quả bầu bí các loại, phế phụ phẩm công nông nghiệp và các loại thức ăn tinh bổ sung như cám gạo ngũ cốc.

Nguồn nước uống là nhu cầu cơ bản của chúng. Lượng nước cần cho chúng biến động theo mùa và loại và chất lượng thực phẩm mà chúng tiêu thụ

Chăn nuôi cừu đang là một nghề mới cho nông dân miền Bắc cho hiệu quả kinh tế khá cao. Theo điều tra thì lãi ròng trên mỗi con cừu cái sinh sản/năm là 841 nghìn đồng, thu nhập trung bình/ngày công là 57.653 đ. Khối lượng cừu trưởng thành, con đực đạt 52 kg, con cái đạt 35 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 40 -43%, tỷ lệ thịt tinh đạt 30%. Thị trường lại rộng mở, luôn hút hàng, giá mỗi kg thịt cừu hơi hiện nay cũng vào khoảng 40.000 - 45.000đ/kg. 

III/ Tại sao nên chọn nuôi cừu để làm giàu?

Thịt cừu là một loại đặc sản. Rất nhiều nước trên thế giới ăn thịt cừu. Họ rất mê thịt cừu. Do đó, thịt cừu rất đắt, đắt hơn thịt lợn và thịt bò nhiều. Cừu dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật và chuồng trại lại đơn giản và rẻ tiền. Người nghèo cũng có thể tổ chức nuôi được cừu. 

Nhiều nước trên thế giới có nghề nuôi cừu rất phát triển như: Ấn Độ (170 triệu con), Trung Quốc (120 triệu con), Mông Cổ (28 triệu con), Inđônêxia (13 triệu con)... Ở Việt Nam, nuôi cừu chưa thấm vào đâu. Đây còn là một nghề đầy triển vọng.

IV/ Kỹ thuật nuôi cừu làm giàu như thế nào?

Để nuôi cừu, ta phải làm chuồng. Chuồng cừu nên xây ở nơi cao ráo, thoáng mát và được chiếu sáng đầy đủ. Chuồng nên ở gần nhà để tiện trông coi. Cừu cần ở nhà sàn. Sàn cách mặt đất khoảng 1-1,2m. Nan sàn có thể làm bằng gỗ hoặc tre nhẵn. Các nan cách nhau 1,3 cm, đủ để cho phân cừu lọt xuống nền phía dưới. 

Ta phải làm cầu thang cho chúng lên chuồng. Chuồng là nơi chúng lên nghỉ ngơi, nằm nhai lại thức ăn, vui chơi với nhau, phối giống, đẻ và nuôi con. Vì vậy, chuồng phải có mái để che mưa, che nắng. Xung quanh chuồng nên rào bằng then gỗ. Các then cách nhau khoảng 20 cm. Dưới gầm chuồng phải bố trí chỗ hứng phân và nước tiểu. Nên xây nền gầm dốc về một phía để tiện thu gom phân, rác. Hàng tuần phải thu dọn chuồng cho sạch sẽ.

[/tintuc]

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm